Logistics thương mại điện tử 2022 dự kiến đạt 568 tỷ USD
Thị trường này được dự báo đạt 568,85 tỷ USD vào năm 2022 với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) 19,4%, theo Research and Markets.
Thị trường logistics thương mại điện tử cũng được các chuyên gia dự báo lên mức 1.163,56 tỷ USD vào năm 2026 với tốc độ CAGR 19,6%. Logistics thương mại điện tử đề cập đến quá trình cung cấp dịch vụ vận chuyển cho các doanh nghiệp trực tuyến và liên quan đến quản lý hàng tồn kho, lưu kho, đóng gói, dán nhãn, thanh toán, vận chuyển, thu tiền thanh toán, trả lại và trao đổi các sản phẩm đã giao.
Các hình thức logistics thương mại điện tử chính là vận chuyển, thuê kho bãi và các dịch vụ giá trị gia tăng. Địa bàn hoạt động của các công ty trong ngành gồm cả trong nước và quốc tế, giao hàng thông qua hình thức giao tiêu chuẩn và giao trong ngày. Logistics thương mại điện tử chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực thời trang, ôtô, điện tử tiêu dùng, chăm sóc sức khỏe, công nghệ… Quan hệ người dùng cuối được gọi là B2B và B2C.
Châu Á – Thái Bình Dương là khu vực lớn nhất trong thị trường logistics thương mại điện tử vào năm 2021. Các khu vực được đề cập trong báo cáo thị trường logistics thương mại điện tử này là châu Á – Thái Bình Dương, Tây Âu, Đông Âu, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Trung Đông và châu phi.
Sự phát triển của công nghệ kỹ thuật số sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường logistics thương mại điện tử trong tương lai. Công nghệ kỹ thuật số trong ngành này gồm công cụ điện tử, hệ thống tự động, thiết bị công nghệ và tài nguyên tạo ra các quy trình hoặc lưu trữ dữ liệu.
- Sự phát triển của công nghệ kỹ thuật số đã ảnh hưởng đến các quyết định của người tiêu dùng,
- Tăng lượng lớn hàng hóa thương mại điện tử.
- Từ đó tăng nhu cầu sử dụng dịch vụ logistics thương mại điện tử để vận chuyển các sản phẩm liên quan.
Vào tháng 1/2021, theo số liệu thống kê và dữ kiện công nghệ được chia sẻ bởi Zippy Electric – một nền tảng nội dung trực tuyến dành cho xe điện có trụ sở tại Mỹ, có 4,6 tỷ người dùng internet trên toàn cầu, chiếm 59% dân số thế giới. Hơn 570 trang web được tạo ra mỗi phút, với tổng số gần 1,8 tỷ trang web. Google nhận được tới 1.200 lượt tìm kiếm mỗi năm và hơn 3,5 tỷ lượt truy cập mỗi ngày. Do đó, sự phát triển của công nghệ kỹ thuật số đang thúc đẩy thị trường logistics thương mại điện tử.
Tiến bộ công nghệ là một xu hướng chính đang trở nên phổ biến trong thị trường này. Các công ty lớn đang tích hợp các công nghệ mới như blockchain, tự động hóa và các công nghệ đã được cấp bằng sáng chế để cung cấp thông tin chi tiết, nâng cao trải nghiệm của người tiêu dùng và vận hành an toàn. Công nghệ blockchain và tự động hóa giảm chi phí và thời gian giao hàng cho các công ty nên dự báo được phát triển nhiều hơn trong tương lai.
Tỷ trọng thương mại hàng hóa của Việt Nam và Mỹ tăng 2,7% trong 10 tháng đầu năm 2022, hơn Anh 0,1%, theo dữ liệu của Cục điều tra dân số.
Từ 2004-2021, Anh vẫn giữ vững vị thế trong top 7 thương mại logistics của Mỹ. Tuy nhiên theo dữ liệu của Cục điều tra dân số, tỷ trọng này trong 10 tháng đầu năm nay đã giảm xuống 2,6%. Trong khi của Việt Nam lại tăng lên 2,7%, vượt mặt Anh, bước vào top 7 đối tác thương mại hàng hóa của xứ sở cờ hoa.
Nhóm các nước dẫn đầu thương mại logistics tại Mỹ trong 20 năm trở lại đây chỉ gồm các quốc gia Âu – Mỹ và Đông Á như Canada, Mexico, Trung Quốc, Nhật Bản, Đức, Hàn Quốc và Anh. Ngoài thành công vượt mặt Anh, Việt Nam còn là đại diện Đông Nam Á đầu tiên đạt vị trí này.
Trước năm 2019, Việt Nam chưa từng xuất hiện trong danh sách top 15 của Cục điều tra dân số. Năm 2021, dải đất chữ S thành công vươn lên vị trí thứ 10. Nếu hết năm nay các chỉ số không thay đổi quá nhiều, Việt Nam sẽ là quốc gia Đông Nam Á đầu tiên vượt mặt Anh, trở thành một trong bảy nền kinh tế dẫn đầu ngành thương mại hàng hóa tại Mỹ.
Các số liệu trên cũng phần nào phản ánh các xu hướng mua sắm, hàng hóa đã hình thành trước cả khi đại dịch bùng phát. Covid chỉ giúp đẩy nhanh quá trình này và khiến nó bùng nổ sớm hơn dự kiến. Tỷ trọng thương mại hàng hóa với Mỹ của Trung Quốc trong tháng 10 đạt mức 13,2%. Trong khi năm 2017, chỉ số này chạm đỉnh với 16,4%.
Do nhiều điều kiện ngoại cảnh, đồng thời để mở rộng thị trường, đa dạng các bên dịch vụ, các công ty ở Mỹ đã tìm kiếm thêm các nhà cung cấp dịch vụ chuyển phát ở nước khác. Nhờ đó, tỷ trọng thương mại hàng hóa của Mỹ với các nước như Mexico và Việt Nam đã tăng lên đáng kể.
Tổng xuất khẩu của Việt Nam từ tháng 1-11 đã tăng 13,4% so với cùng kỳ năm ngoái, theo Tổng cục Thống kê tại Hà Nội. Dữ liệu chính thức của Việt Nam cũnh cho thấy Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 11 tháng đầu năm với 101,5 tỷ USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm ngoái, tiếp theo là Trung Quốc với gần 53 tỷ USD.
Mexico mới đây cũng công bố sản lượng xuất khẩu kỷ lục trong tháng 9 với 52 tỷ USD, chủ yếu nhờ nhu cầu tiêu dùng mạnh mẽ từ Mỹ. Tháng trước, Bloomberg đã công bố các số liệu cho thấy những lô hàng tàu thuyền, xe cộ và linh kiện máy tính đang dẫn đầu sự bùng nổ xuất khẩu ở Mexico.